Những điều cần biết về quy trình thiết kế – thi công xưởng sản xuất mỹ phẩm, thực phẩm chức năng

Khi muốn đi vào hoạt động chính thức, các doanh nghiệp hiện nay cần phải trang bị cho mình nhà xưởng nhằm phục vụ sản xuất, chế biến hay gia công các loại sản phẩm khác nhau thuộc ngành công nghiệp. Tuy nhiên, một số nhà đầu tư chọn phương án thuê nhà xưởng đã có sẵn để phục vụ quá trình hoạt động; tùy thuộc vào quy mô và điều kiện tài chính của mỗi doanh nghiệp.

1. Dù là nhà xưởng tự xây hay nhà xưởng cho thuê thì đều phải đảm bảo các điều kiện sau:

  • Địa điểm: địa điểm, diện tích thích hợp; có khoảng cách an toàn đối với những nguồn gây độc hại, ô nhiễm và các yếu tố gây nguy hiểm, gây hại khác.
  • Trang thiết bị, cơ sở vật chất: chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị thích hợp cho quá trình sản xuất (xử lý sơ bộ, chế biến, đóng gói, bảo quản, vận chuyển); dụng cụ và phương tiện khử trùng phải luôn có sẵn cũng như các thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây nguy hại.

  • Về hệ thống phụ trợ, một số nhà xưởng doanh nghiệp không đầu tư quá nhiều nên dẫn tới nhiều phát sinh không đáng có trong quá trình làm việc. Để giảm thiểu tối đa các phát sinh ngoài dự kiến, cần phải chuẩn bị cẩn thận, đầy đủ:
  • Hệ thống xử lý chất thải phải được vận hành thường xuyên và đảm bảo các yêu cầu, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
  • Người điều hành sản xuất, kinh doanh có đủ kiến thức chuyên sâu về ngành nghề, lĩnh vực mà doanh nghiệp đang đầu tư.
  • Nhà xưởng, trang thiết bị luôn đảm bảo trong tình trạng sạch sẽ, vệ sinh thường xuyên sau khi kết thúc công việc.
  • Hệ thống quản lý chất lượng làm việc thường xuyên.
  • Phòng kiểm nghiệm cần được kiểm tra kỹ càng và đạt các tiêu chí của Bộ Y Tế.
  • Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất (nhân công lao động) cần được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm, nắm chắc các yêu cầu về quy trình sản xuất chế biến kinh doanh thực phẩm và không thể thiếu đó chính là được cấp xác nhận khóa tập huấn về an toàn thực phẩm.
  • Sức khỏe của người lao động và chủ cơ sở cần được kiểm tra định kỳ tại các cơ sở y tế cấp huyện trở lên.
  • Duy trì các điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm và lưu trữ hồ sơ về nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu cũng như các tài liệu quan trọng khác về toàn bộ quá trình sản xuất nhằm lưu trữ thông tin phục vụ cho thời gian sau này và tránh trường hợp bị thiếu hồ sơ khi có kiểm tra đột xuất từ Bộ.

2. Để đánh giá một nhà xưởng đạt chuẩn GMP, người ta thường dựa trên các tiêu chí sau:

  • Về phần cứng bao gồm: nhà xưởng; thiết bị máy móc (phù hợp với chức năng mục đích sản xuất, sự hợp lý về cách bố trí sắp đặt), hệ thống phụ trợ (đường nước thải, nước dẫn, hệ thống lọc, điều hòa không khí, phòng chống cháy nổ,…),…
  • Về phần mềm, người ta đánh giá qua hồ sơ pháp lý, hồ sơ sản phẩm (hồ sơ công bố, định mức kỹ thuật, thẩm định quy trình sản xuất và công thức mỹ phẩm), theo dõi độ ổn định sản phẩm,….
  • Hồ sơ thẩm định có: thẩm định thiết bị (lắp đặt, vận hành, hiệu năng), thẩm định vệ sinh (cá nhân, nhà xưởng, thiết bị), bộ văn bản (quy trình, hướng dẫn, biểu mẫu, thiết kế).

3. Như vậy, sau khi các bước trên hoàn thành nhà xưởng sẽ được tiếp tục đánh giá theo 3 phương thức cơ bản sau:

  • Cá nhân: tất cả mọi cá nhân tự đánh giá, kiểm tra.
  • Nội bộ: được thực hiện bởi bộ phận đảm bảo chất lượng.
  • Bên ngoài: bao gồm quá trình đánh giá của FDA, chuyên gia tư vấn và các bộ ngành liên quan khác.

Quá trình đánh gía không những giúp doanh nghiệp biết được liệu doanh nghiệp có cần thay đổi các tiêu chuẩn hoạt động hay không mà còn tạo được lòng tin, uy tín của doanh nghiệp cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, nếu bạn thay đổi các quy trình mà không có sự kiểm soát thay đổi phù hợp và phê duyệt đảm bảo chất lượng thì ắt hẳn sẽ xảy ra những sai sót khó lòng sửa chữa.

Đóng một vai trò quan trọng trong suốt quá trình xây dựng xưởng và hơn nữa là quá trình sản xuất, các tiêu chí GMP trong ngành mỹ phẩm, thực phẩm chức năng thực sự là điều kiện tiên quyết không thể bỏ qua.

Để tiến hành đặt máy, vui lòng liên hệ đến số hotline: 091.128.4411 – 091.821.5500